Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

Khách Sạn Sài Gòn - Những Hoạt Động Bảo Vệ Môi Trường

Được tạo hóa ưu ái cho rất nhiều thắng cảnh đẹp, Việt Nam đang bùng nổ trong lĩnh vực du lịch và việc gia tăng xây dựng các khách sạn đã làm tăng các nguy cơ đe dọa hệ sinh thái. May mắn là các khách du lịch ngày càng nhận thức rõ ràng hơn về cuộc sống xanh và những nơi họ đến phải thể hiện được sự quan tâm tới môi trường. “Hiện nay, các khách du lịch đã hiểu biết hơn về những ảnh hưởng mà du lịch gây ra đối với môi trường. Họ thường tìm kiếm những khách sạn có những cam kết hoặc có những hành động bảo vệ môi trường tích cực” - Ông Evan Lewis, Phó chủ tịch truyền thông của tập đoàn ACCOR nói.

- Cạnh tranh khốc liệt giữa các khách sạn hay giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, các nước lân cận như Thái Land, Campuchia, Lào, Malaisia, hay Philippine… Khách sạn và khu nghỉ dưỡng đã tìm ra ưu thế cạnh tranh bằng việc phát triển theo hướng thân thiện với môi trường.

Nhằm thu hút các nhà đầu tư, cách tốt nhất để các khách sạn tạo ra được lợi nhuận là theo xu hướng xanh. Một vài khách sạn đã cam kết chống lại sự nóng lên toàn cầu, hủy hoại môi trường và đã làm nhiều việc để hiện thực hóa cam kết đó.
Là một thiên đường nhiệt đới nhưng vẫn còn chưa phát triển, Phú Quốc, hòn đảo lớn nhất Việt Nam đang đi tiên phong trong xây dựng các khu nghỉ dưỡng thân thiện với môi trường – điển hình nhất là Mango Bay Resort. Khu nghỉ dưỡng này được đầu tư với tiêu chí sự tiện nghi phải đi kèm với điều kiện ít ảnh hưởng đến môi trường. Mango Bay Resort được xây dựng bằng những vật liệu tự nhiên có nguồn gốc từ địa phương. Các căn phòng không hề sử dụng điều hòa nhiệt độ hoặc ti vi, nước được đun nóng bằng năng lượng mặt trời và rác thải thì được tái chế. Một khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời với khu rừng nhiệt đới bao quanh.
- Trên đất liền, khá là hài hước khi những khách sạn xanh nhất lại là những khách sạn sài gòn lâu đời và khách sạn sài gòn phổ biến nhất. Tại TP.HCM, khách sạn Majestic Hotel Saigon được xây dựng từ năm 1925 là một trong những khách sạn cổ điển thời Đông Nam Á còn là thuộc địa. Khách sạn này đã đứng thứ 3 trong số những tòa nhà sử dụng năng lượng hiệu quả ASEAN năm 2008. Khách sạn đã tạo dựng một hệ thống thân thiện với môi trường dựa trên những yếu tố tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm sử dụng túi nilong và tổ chức mỗi tháng một ngày thứ 7 dùng nến thay điện. Những nỗ lực này không chỉ đem đến kết quả là giảm thiểu được lượng điện, nước tiêu thụ và khí thải carbon khoảng 179.000kg mỗi tháng mà còn tiết kiệm cho khách sạn hàng nghìn đô la chi phí hoạt động.
- Trong khi đó theo ông Nguyễn Đình Phương, Phó giám đốc Grand Hotel Saigon, nằm trong kế hoạch tiết giảm điện năm 2011, khách sạn đã có 1 chương trình tiết giảm năng lượng theo đó việc sử dụng các thiết bị điện như máy bơm, máy lạnh, đèn tại các khu vực đều được qui định giờ đóng mở, đặc biệt là vào các giờ cao điểm.
- Gần đó là khách sạn Caravelle hotel saigon với 50 tuổi đời và cũng là một khách sạn rất thân thiện với môi trường. “Các khách sạn không thể cứ đơn giản sử dụng các nguồn lực một cách lãng phí..” Giám đốc điều hành John Gardner nói. “Mục tiêu của chúng tôi là giảm được thật nhiều dấu chân carbon”. Khách sạn đã có một kế hoạch chi tiết dựa vào những phân tích có tính hệ thống về lượng năng lượng tiêu thụ và lượng thất thoát, từ đó họ đưa ra các giải pháp để giảm ảnh hưởng tới môi trường. Những nỗ lực này bao gồm việc tiết kiệm, tái chế và sử dụng lại, mở rộng việc đào tạo để tăng cường nhận thức và tiết kiệm năng lượng từ các thiết bị. Khách sạn đã vinh dự nận giải thưởng The Guide Awards 2010 - “Phát triển du lịch bền vững & bảo vệ môi trường.”

- Hiện nay trên thế giới chỉ có 7 khách sạn được TUV Rheinland cấp chứng chỉ ISO 14001:2004. Sheraton Saigon & Hà Nội là khách sạn đầu tiên được thẩm định cấp chứng chỉ này. Trong những năm qua, để bảo vệ và gìn giữ cho môi trường xung quanh bền vững, ban quản lý khách sạn đã hoạch định các biện pháp quản lý để giảm thiểu tác động đến môi trường như giảm thiểu ô nhiễm, thực hành phương pháp "3R" để giảm sử dụng năng lượng và tài nguyên, kiểm soát rác thải và nguồn nước...
- Khach San New World từng đoạt giải nhất “Tòa Nhà hiệu quả năng lượng ”, khách sạn Continentral đoạt giải khuyến khích vào năm 2006.
Tại Đà Lạt, Tập đoàn ACCOR quản lý khách sạn Sofitel Dalat PalaceNovotel Dalat, lần lượt thành lập vào năm 1922 và 1932 đã chứng minh rằng dù đã được xây dựng từ lâu nhưng họ luôn quan tâm đến môi trường.Các khách sạn này đều được lắp đặt hệ thống tái chế và chứa nước mưa. Trong năm 2009, khách sạn đã tiết kiệm được 20% lượng nước và điện tiêu thụ. Nhóm khách sạn Novotel đã coi môi trường như là một phần trong thương hiệu của họ trong suốt những năm qua .Vào năm 2010, tất cả các khách sạn Novotel (trong đó có sofitel plaza saigon) trên thế giới, kể cả ở Việt Nam sẽ đặt mục tiêu thực hiện các chương trình môi trường nhằm đạt được chứng nhận Green Global Sustainable Tourism.
- Là kẻ mới gia nhập thị trường Việt Nam nhưng khách sạn InterContinental asiana saigon đã cam kết một chương trình môi trường cả ở Hà Nội và TP.HCM. Chương trình này bao gồm kế hoạch xử lý nước thải, sử dụng khí ga hóa lỏng và kế hoạch sản xuất nước nóng bằng đường ống nhiệt.

- Lọt vào top 500 khách sạn hàng đầu thế giới khach san park hyatt sài gòn và nhiều giải thưởng khác, các hoạt động bảo vệ môi trường được ban quản lí khách sạn triển khai, mặc dù khách sạn chưa đạt được giải thưởng nào, xong với khách du lịch đây là 1 khách sạn tốt nhất sài gòn về nhiều mặt.

- Khách sạn Majestic Hotel Saigon
Là khách sạn sớm áp dụng biện pháp bảo vệ và quản lý tài nguyên trong hoạt động kinh doanh, khách sạn Malestic thực hiện chương trình này từ năm 1998. Tính đến nay, quá trình gần 10 năm triển khai của khách sạn Maiestic trải qua hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất (năm 1999 - 9/2003 và giai đoạn thứ hai (10/2003 - nay).

Giai đoạn thứ nhất, khách sạn tập trung chủ yếu vào các biện pháp tiết kiệm năng lượng nhằm giảm chi phí kinh doanh. Với sự giúp đỡ của cơ quan quản lý môi trường và năng lượng Pháp (ADEME), khách sạn tập trung thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng:
- Thay 1/2 tổng số bóng đèn thư­ờng bằng bóng đèn hiệu năng cao hơn loại 7W, 11W 13W. - Điều chình nhiệt độ trong phòng ngủ xuống còn 24-25ºC, mức nhiệt độ này phù hợp với thân nhiệt của người bình thường.
- Hoạt động giặt là trong khách sạn đ­ược chuyển vào thời điểm 10 giờ đêm hôm tr­ước và kéo dài tới 6 giờ sáng hôm sau vì đây là giờ thấp điểm nên mức giá điện ở mức thấp.
- Giảm nhiệt độ nước nóng trong phòng của khách từ 60ºc xuống còn 50ºC nhờ vậy mỗi bình đun nư­ớc nóng sẽ tiết kiệm được khoảng 0,7% lượng điện năng tiêu thụ. Giai đoạn thứ hai, được triển khai từ tháng 10/2003 nhằm áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua các hoạt động:
- Thực hiện giáo dục cho nhân viên trong khách sạn về các biện pháp bảo vệ môi trường như phân loại và tái sử dụng chất thải, quản lý sử dụng hóa chất.
- Đầu tư xây dựng một khu vực phân loại rác thải rắn có thể tái chế hoặc tái sử dụng. Nhờ biện pháp này góp phần giúp khách sạn tiết kiệm được 4 triệu đồng/tháng.
- Tại mỗi bộ phận trong khách sạn, đặt hộp đựng giấy có thể dùng lại được.
- Lắp đặt công tơ phụ và đồng hồ đo nước phụ tại các bộ phận trong khách sạn như nhà hàng, bộ phận giặt là, … để giám sát việc tiêu thụ nước và điện năng trên cơ sở đó cung cấp số liệu xây dựng kế hoạch tiết kiệm điện và nước.
- Thực hiện tuyên truyền cho khách tham gia vào nỗ lực bảo vệ môi trường chung của khách thông qua biện pháp đơn giản như khuyến khích khách tiếp tục sử dụng các ga trải giường, khăn tẩm nếu khách cảm thấy chưa cần thay.
- Nhắc nhở nhân viên tuân thủ việc tắt điện sau khi hết giờ làm việc.
- Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, đặc biệt là các loại hóa chất trong khách sạn.
- Lắp thêm các lưới lọc trong chậu rửa ở khu vực bếp nhằm giảm lượng rác thải rắn như cọng rau, thân rễ … có thể chảy vào trong hệ thống nước thải.
- Lắp đặt các bẫy mỡ trong khu vực bếp nhằm giảm lượng dầu mỡ thải vào hệ thống nước thải của bếp. Hàng năm nhóm kỹ sư trình bày với Ban Giám đốc bản kế hoạch về các biện pháp thực hiện quán lý tiết kiệm tại từng bộ phận. Đồng thời, nhóm kỹ sư này giám sát việc thực hiện kế hoạch ở từng bộ phận. Nhờ việc thực hiện các biện pháp trên đây, khách sạn không những góp phần bảo vệ môi trường mà còn trực tiếp làm giảm chi phí kinh doanh. Theo thống kê của khách sạn, tính chung kết quả trong giai đoạn 1998 - 2005, khách sạn đã tiết kiệm được 2,8 tỷ đồng, trong đó phần tiết kiệm chi phí điện năng chiếm phần lớn trong chi phí kinh doanh tiết kiệm được (khoảng 2,5 tỷ đồng).
Khách sạn Rex Hotel Saigon Khách sạn Rex áp dụng các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường từ tháng 5-2002. Việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường được khách sạn thực hiện theo hai nội dung chính:
- Áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng và quản lý tài nguyên như tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, phân loại rác thải, sử dụng các hóa chất thân thiện với môi trường. Trong quản lý tiết kiệm điện và tiết kiệm nước, khách sạn Rex đã lắp đặt thêm 60 công-tơ phụ và 40 đồng hồ đo nước tại các khu vực chính trong khách sạn. Trên cơ sở đó, khách sạn thực hiện theo dõi số đo tại từng khu vực theo ngày để căn cứ vào đó thiết lập mục tiêu tiết kiệm cho từng khu vực. Sau khi thực hiện biện pháp này, tính từ năm 2003-2005, khách sạn Rex đã tiết kiệm được tổng cộng là 451 triệu đồng chi phí hóa đơn tiền điện và 58,6 triệu đồng chi phí hóa đơn nước. Đối với quản lý chất thải, quy trình thực hiện của khách sạn như sau: đào tạo nhân viên về quản lý chất thải rắn - thiết lập mục tiêu quản lý lượng rác thải - phân loại rác thải - tái sử dụng một phần lượng rác thải. Lượng rác thải giảm được mỗi năm là 20% tương đương với 2,6 tấn rác thải mỗi tháng. Đối với rác thải hữu cơ, khách sạn bán lại cho người chăn nuôi gia súc và phân loại rác thải vô cơ bán lại cho người thu mua các thải. Nhờ vậy, mỗi năm, bình quân khách sạn thu được 30 triệu đồng. Đối với loại rác thải độc hại, khách sạn thực hiện ký hợp đồng với công ty bên ngoài để thực hiện thu gom và xử lý theo đúng Quyết định về quản lý chất thải độc hại 155/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với quản lý nước thải, nhằm giảm lượng nước thải gây ô nhiễm môi trường, tất cả các chậu rửa bát đĩa trong khách sạn đều có lắp thêm lưới lọc để giảm lượng chất thải rắn vào hệ thống thống nước thải của khách sạn. Ngoài ra, khách sạn lắp đặt thêm hai bẫy mỡ nhằm giảm lượng dầu mỡ có trong nước thải của khu vực bếp và nhà hàng. Theo tính toán của khách sạn, nhờ hệ thống bẫy mỡ góp phần mỗi năm giảm khoảng 800kg dầu mỡ có nguy cơ tồn đọng trong hệ thống thống thoát nước thải. - Thực hiện các biện pháp cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng như thay bóng đèn thường bằng bóng đèn compact, lắp thêm các lưới kiểm soát dòng chảy ở các vòi nước để tiết kiệm nước, thay thế các tủ lạnh sử dụng CFC bằng loại không dùng CFC. Trong thời gian ba năm thực hiện các biện pháp bảo vệ và quản lý môi trường, khách sạn Rex đã tiết kiệm được 5,4 tỷ đồng trong đó tiết kiệm điện là 4,5 tỷ đồng.

Từ Nhiều Nguồn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét